Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

Trẻ biếng ăn chậm lớn, đâu là điều mẹ nên và không nên làm?

 Bé biếng ăn chậm tăng cân là vấn đề hết sức đau đầu của không ít những người làm cha, làm mẹ. Bởi biếng ăn chậm lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của con, bé sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và chậm lớn… Để có thể loại bỏ được chứng biếng ăn ở trẻ, các bậc phụ huynh cần trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm và kiên trì trong việc chăm sóc trẻ. Vậy đâu là điều mà mẹ nên và không nên làm khi trẻ biếng ăn chậm lớn? Hãy cùng Viện Dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Biếng ăn – Tình trạng thường gặp ở trẻ

Biếng ăn thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1-5 tuổi. Thời điểm trẻ biếng ăn hay gặp khi con bắt đầu có thể tự ăn uống, không phụ thuộc nhiều vào sữa mẹ nữa. Chính vì vậy, nếu tình trạng biếng ăn diễn ra thường xuyên, kéo dài, trẻ có thể gặp nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống.

Để chấm dứt biếng ăn ở trẻ, mẹ cần hiểu tâm lý của con trẻ, tìm hiểu nguyên nhân khiến con biếng ăn và từ đó có phương pháp dứt điểm.

> XEM THÊM:

Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia

 

 

2. Nguyên nhân dẫn đến biếng ăn chậm lớn ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bỏ ăn và không hứng thú với những món ăn của mẹ:

2.1. Trẻ biếng ăn do món ăn không hợp khẩu vị

Nguyên nhân biếng ăn có thể do thức ăn không hợp khẩu vị với trẻ, quá mặn, quà nhạt hay chỉ ăn một món liên tục trong nhiều bữa. Chính vì vậy, mẹ cần đa dạng các loại thức ăn, sáng tạo trong cách chế biến để đổi khẩu vị của bé. Đồng thời, quan sát xem bé thích ăn những món gì. Xen kẽ những món con trẻ thích để đa dạng khẩu phần ăn, đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng.

2.2. Trẻ biếng ăn do thiếu vi chất

Cơ thể thiếu những vi chất cần thiết như sắt, kẽm, selen,… khiến trẻ ăn không ngon miệng, dẫn đến chán ăn. Nếu biếng ăn kéo dài có thể gây nên hậu quả: suy giảm miễn dịch, suy tim, rối loạn vị giác,… Trẻ kém phát triển, dễ mắc bệnh, suy dinh dưỡng hay các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy…

2.3. Trẻ biếng ăn do bệnh lý

Những bệnh lý khiến con cảm thấy mỏi mệt, không có hứng ăn uống. Đồng thời, việc sử dụng nhiều các thuốc kháng sinh cũng tác động không tốt tới hệ vi sinh vật đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, các bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị các bệnh lý kịp thời để tránh trẻ biếng ăn chậm lớn, còi cọc.

2.4. Biếng ăn do tâm lý của trẻ

Khi thấy con biếng ăn, nhiều bố mẹ đã ép trẻ ăn uống khiến con sợ hãi, tâm lý chống đối khi tới bữa ăn.

2.5. Thay đổi môi trường sống khiến trẻ biếng ăn

Khi chuyển biến môi trường sống, trẻ đến độ tuổi đến trường, con rất dễ gặp tình trạng không kịp thích nghi với môi trường mới. Tâm lý sợ hãi, lo lắng cùng với cơ thể chưa thích nghi được khiến con chán ăn, biếng ăn.

 

3. Những điều mẹ nên và không nên làm với trẻ biếng ăn chậm lớn

Từ những nguyên nhân kể trên, mẹ đã phần nào hiểu tại sao con mình lại biếng ăn, tự soi lại con mình để hiểu con hơn. Vậy mẹ nên và không nên làm gì khi trẻ biếng ăn chậm lớn?

3.1. Những điều mẹ không nên làm

- Mẹ không nên cho trẻ ăn, uống các đồ ăn lạnh, đặc biệt là nhiều kem và đá lạnh trong mùa hè. Thực phẩm lạnh khiến con trẻ dễ mắc các chứng viêm họng gây khó chịu và dẫn đến việc con ăn không ngon, chán ăn.

- Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt trong các bữa phụ khiến trẻ mất cảm giác đói.

- Không cho bé uống sữa ngay sau bữa ăn chính khiến dạ dày khó tiêu. Nên để sữa là bữa ăn phụ cách bữa chính khoảng 1-2 tiếng.

- Không ép con ăn quá nhiều và khiến trẻ sợ hãi, áp lực, không thoải mái khi đến bữa ăn.

- Không để trẻ hấp thu chất dinh dưỡng một cách thụ động bằng cách dụ con xem tivi, sử dụng các thiết bị điện tử. Như thế khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng, khó tiêu và không hấp thu được nhiều dưỡng chất.

 

3.2. Những điều mẹ nên làm 

- Mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.

- Thay vì khiến trẻ ăn nhiều, mẹ hãy nghĩ làm sao để trẻ ăn ngon, hứng thú ăn uống.

- Hãy để trẻ ăn khi con đói. Bởi đói khiến con có cảm giác ăn ngon và muốn ăn.

- Luôn khuyến khích con trẻ vận động thường xuyên để con tiêu hao năng lượng. Như vậy trẻ sẽ nhanh có cảm giác đói và ăn ngon, có sức khỏe tốt.

- Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, ăn vặt nhiều.

- Thay đổi đa dạng khẩu phần ăn uống, sáng tạo trong chế biến và trình bày món ăn.

- Cho con trẻ tự ăn, được ăn và nói chuyện cùng các thành viên trong gia đình.

- Mẹ nên tham khảo ý kiến các chuyên gia trong việc chăm sóc cho trẻ biếng ăn chậm lớn.

Xem thêm : Điều trị biếng ăn ở trẻ

4. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhờ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scumin

Scumin là dòng sản phẩm tự nhiên được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao. Ưu điểm của Scumin chứa các vi chất cần thiết cho cơ thể trẻ, các lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ ngon, khỏe mạnh và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Scumin bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền…

 

Sử dụng Scumin giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường với độ an toàn, hiệu quả cao.  Để được tư vấn về sản phẩm, các mẹ hãy  liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Scumin là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét